trung tam bao hanh tivi hung yen

trung tam bao hanh tivi hung yen
Trung tâm bảo hành tivi Toshiba tại hà nội

Sửa chữa tivi Toshiba tại Hà Nội

Sửa chữa tivi Toshiba tại Hà Nội
Sửa chữa tivi Toshiba tại Hà Nội

Trung tâm bảo hành sửa chữa toshiba tại hưng yên

Trung tâm bảo hành sửa chữa toshiba tại hưng yên
Trung tâm bảo hành sửa chữa toshiba tại hưng yên

Sửa chữa tivi toshiba tại hưng yên

Sửa chữa tivi toshiba tại hưng yên
Sửa chữa tivi toshiba tại hưng yên

LCD Panel (Màn hình LCD) (Phần 2)

5. Cấu trúc của màn hình tinh thể lỏng

Hình 5 - Cấu trúc của màn hình tinh thể lỏng
Hình 5 - Cấu trúc của màn hình tinh thể lỏng
Màn hình tinh thể lỏng có nhiều lớp nhưng được chia làm hai phần chính:
- Phần tạo ánh sáng nền: có chức năng tạo ra nguồn ánh sáng trắng chiếu từ phía sau (Backlight) chiếu qua tấm LCD để soi sáng hình ảnh mầu.
- Tấm LCD là nơi mà các điểm mầu được điều khiển để cho ánh sáng xuyên qua nhiều hay ít, từ đó tái tạo lại ánh sáng của hình ảnh lúc ban đầu.
Tấm LCD là nơi tạo lên hình ảnh mầu chúng được cấu tạo từ các lớp như sau:
- Màng phân cực phía trên.
- Tấm CF (Đây là tấm điện cực chung)
- Lớp LC (Lyquied Crystal) - Lớp tinh thể lỏng
- Tấm TFT (Thin Film Transistor) - Các Transistor màng mỏng
- Màng phân cực phía dưới
Phần tạo ánh sáng nền, bao gồm các lớp:
- Lăng kính - đây là lớp tăng cường độ ánh sáng lên 1,5 đến 1,8 lần
- Lớp khuếch tán ánh sáng - lớp này tập trung ánh sáng thu được từ sau lớp dẫn sáng.
- Tấm dẫn sáng - truyền ánh sáng từ một phía ra khắp màn hình
- Lớp phản xạ - phản xạ toàn bộ ánh sáng về phía trước
- Đèn cao áp - tạo ánh sáng nền cho màn hình
Hình 6 - Màn hình tinh thể lỏng gồm hai phần chính - Phần tạo ánh sáng nền và phần LCD Panel
Hình 6 - Màn hình tinh thể lỏng gồm hai phần chính - Phần tạo ánh sáng nền và phầnLCD Panel

6. Cấu trúc và chức năng của bộ phận tạo ánh sáng nền

Hình 7 - Cấu trúc của bộ phận tạo ánh sáng nền.
Hình 7 - Cấu trúc của bộ phận tạo ánh sáng nền.
Hình 8 - Chức năng của các lớp trong bộ phận tạo ánh sáng nền.
Hình 8 - Chức năng của các lớp trong bộ phận tạo ánh sáng nền.

7. Tấm lọc mầu trên tấmLCD

Mỗi điểm ảnh có ba điểm mầu giống hệt nhau cả về kích thước và cấu tạo, điểm khác nhau duy nhất là tấm lọc mầu đặt ở phía trên mỗi điểm mầu đó.
- Khi ánh sáng trắng xuyên qua tấm lọc mầu đỏ sẽ cho một điểm mầu đỏ.
- Khi ánh sáng trắng xuyên qua tấm lọc mầu xanh lá sẽ cho một điểm mầu xanh lá.
- Khi ánh sáng trắng xuyên qua tấm lọc mầu xanh lơ sẽ cho một điểm mầu xanh lơ. Ba điểm mầu đỏ - xanh lá - xanh lơ  xếp cạnh nhau sẽ tạo nên một điểm ảnh (1 Pixel).
Một điểm mầu thì chỉ cho một mầu duy nhất có cường độ sáng thay đổi từ tắt cho đến sáng bão hoà, một điểm mầu của màn hình 16 triệu mầu nó thay đổi được 256 mức sáng, mức thấp nhất là tắt và mức cao nhất là sáng bão hoà.
Nhưng một điểm ảnh lại cho vô số mầu sắc, nếu mỗi điểm mầu thay đổi được 256 mức sáng thì một điểm ảnh sẽ cho số mầu sắc bằng tích của ba điểm mầu = 256 x 256 x 256 = 16772216 mầu (16,7 triệu mầu).
Hình 9 - Tấm lọc mầu và chức năng của tấm lọc mầu.
Hình 9 - Tấm lọc mầu và chức năng của tấm lọc mầu.